Phụ nữ sau sinh thể rất yếu, cần được chăm sóc cẩn thận, chu đáo để mau chóng hồi phục. Do quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ phải dành những điều tốt nhất cho con. Cơ thể mẹ sau sinh sồ sề, bụng ngấn mỡ, yếu đi rất nhiều so với hồi còn “con gái”. Đặc biệt là các mẹ sinh mổ.
Vậy làm thế nào để chăm sóc, nấu đồ ăn cho mẹ sau sinh tốt nhất. Vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé vừa nhiều sữa cho bé. Huonglee Corset mách bạn 5 mẹo quan trọng và cần thiết về cách làm đồ ăn cho mẹ sau sinh
Đồ ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mẹ sau sinh
Đây là tiêu chí quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu khi làm đồ ăn cho mẹ sau sinh. Khâu đầu tiên giúp mẹ sau sinh an toàn trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, không chất bảo quản. Không chỉ riêng mẹ sau sinh, việc này cần phải đảm bảo với bất kỳ người nào, độ tuổi nào.
Cần biết cách lựa chọn thực phẩm tươi sống, sạch sẽ, ngâm rửa thật sạch trước khi nấu ăn. An toàn nhất mẹ mua các thực phẩm sạch từ những người quen, có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
Đồ ăn phải được nấu chín – không được nấu sống, tái
Thứ 2 để làm đồ ăn ngon – sạch – đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là nấu chín. “Ăn chín uống sôi” là câu cửa miệng mà mọi người hay truyền tai nhau. Để hạn chế các vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Khi mới sinh xong, mẹ bỉm chưa thể hồi phục sức khỏe ngay được. Hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác trong cơ thể rất yếu. Do vậy, việc ăn chín uống sôi rất quan trọng trong chế độ ăn uống của mẹ sau sinh.
Gỏi, rau sống và các món tái là những thực phẩm cần tránh cho mẹ bỉm sau sinh.
Đồ ăn tự tay làm
Chắc chắn đồ ăn tự tay mình nấu hay người nhà nấu đảm bảo vệ sinh hơn ngoài quán. Ngoài hàng tuy ngon miệng, hấp dẫn hơn nhưng chứa nhiều chất độc hại, khâu chế biến không sạch sẽ. Đặc biệt đối với mẹ bầu sau sinh thì càng nên tránh ăn đồ ngoài quán. Nếu không có người thân chăm sóc và nấu ăn cho. Thì mẹ có thể sử dụng các phương pháp nấu ăn như luộc, hấp, nấu. Khá đơn giản và nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ vừa đảm bảo an toàn.
Đồ ăn sử dụng 1 lần – không nấu lại nhiều lần và không để qua đêm
Để đồ ăn qua đêm hay nấu đi nấu lại nhiều lần vừa làm mất chất dinh dưỡng, vừa dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bỉm sữa. Do đó, khi nấu một bữa ăn, bạn hoặc người thân của bạn nên ướm chừng lượng ăn chuẩn – không nên nấu quá nhiều, làm dư thừa và để tới bữa ăn sau. Ngoài ra, cũng cần hạn chế việc để đồ ăn đã nấu chín rồi mà cho vào tủ lạnh. Chỉ khi là đồ ăn tươi sống, được chế biến sạch sẽ và bỏ vào ngăn đông thì mới giữ được các chất dinh dưỡng và hạn chế vi khuẩn.
Tránh các đồ ăn lạnh
Mới sinh xong, cơ thể mẹ thường có tính hàn, nên cần được giữ ấm mọi lúc. Bởi vậy người ta mới có câu “bưng bít như bà đẻ”, mọi công việc như tắm gội, giặt giũ, bếp núc, quần áo, hay cả ăn uống lúc nào cũng trong trạng thái “ấm áp”. Vì thế, để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tránh lạnh bụng, đau bụng cho cả mẹ và bé, thì mẹ không nên ăn các thực phẩm lạnh, hay uống lạnh, kể cả đồ ăn trong tủ lạnh chưa đc hâm nóng, làm nguội.
Nếu mẹ đã sinh xong được ít nhất khoảng 2 tháng và muốn tìm phương pháp giảm cân, giảm eo mỡ bụng an toàn, hiệu quả thì có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm quần gen nịt bụng của https://huonglee.com/
Hi vọng khi đọc được bài viết trên đây, các mẹ có thể thực hiện theo đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé cách tốt nhất.
Chúc mẹ khỏe con khỏe!